Để trở thành nhà quản lý giỏi cần làm gì?
Điều quan trọng nữa chính là “lời khen”. Trong công việc, nhân viên nào cũng muốn được cấp trên khen ngợi về một vấn đề, ý kiến xuất sắc nào đó trước tất cả thành viên trong nhóm
Sau thời gian tiếp cận, làm quen với nhân viên, nhà quản trị giỏi sẽ nhận biết và phân tích được tính cách của từng thành viên, từ đó xây dựng mối liên kết dựa trên tình cảm công việc, xây dựng uy tín, vai trò của mình trong mắt nhân viên. Tập thể đoàn kết thì mới đi đến thành công, quản trị nhân sự cũng cần xây dựng từ nền móng vững chắc thì mới có thể đưa doanh nghiệp phát triển, thành đạt. Nếu người làm quản lý để xảy ra tình huống “trên bảo dưới không nghe” hoặc “bằng mặt không bằng lòng” thì hậu quả là công việc bị đình trệ và ảnh hưởng trầm trọng đến công ty.
Hầu hết nhân viên đều không thích cấp trên huênh hoang, tự mãn hoặc thiếu thực lực. Hậu quả là người quản lý bị chính nhân viên của mình cô lập, tách rời khỏi đội, nhóm. Người làm quản lý không nhất thiết phải giỏi nghiệp vụ mới được nhân viên cấp dưới nể trọng mà họ đánh giá điều đó từ nhiều yếu tố khác. Đa số nhân viên thích một người sếp nói ít làm nhiều hoặc đưa ra được những ý kiến, giải pháp có giá trị cho một vấn đề khó khăn, nan giải nào đó… Đặc biệt là cách cư xử, lời ăn tiếng nói… của sếp cũng khiến nhân viên nể phục.
Điều quan trọng nữa chính là “lời khen”. Trong công việc, nhân viên nào cũng muốn được cấp trên khen ngợi về một vấn đề, ý kiến xuất sắc nào đó trước tất cả thành viên trong nhóm vì đó sẽ là liều thuốc kích thích tinh thần, ý chí để nhân viên hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, phải biết cách khen thưởng cá nhân hoặc tập thể đó như thế nào để các nhân viên đồng cấp khác không bị hụt hẫng, chán nản mà thay vào đó là sự cầu tiến, ý chí cố gắng, quyết tâm làm việc tốt hơn nữa nhằm không bị thua kém đồng nghiệp. Nếu nhân viên nào đó đạt thành tích thật sự xuất sắc thì việc tuyên dương trước đội nhóm không có gì phải bàn cãi nhưng nếu chỉ là những thành tích nho nhỏ thì không nên.
Leave a Reply